LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA BLOCK PRACTICE
Khi mục đích của bạn là luyện tập các nguyên tắc cơ bản, bạn sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất khi áp dụng phương pháp luyện tập mà các huấn luyện viên gọi là “block practice”. Trong block practice, điều quan trọng là phải đặt bản thân vào một “môi trường hoàn toàn học tập” - bất cứ điều gì bạn đang tập thì phải lặp lại được, bên cạnh đó, bạn phải có biện pháp để quan sát và xác thực là bạn đang tập đúng. Đứng trước gương quan sát, luyện tập động tác backswing, giữ cho gậy di chuyển đúng theo trong mặt phẳng swing là một ví dụ tuyệt vời về block practice. Lợi ích của block practice không chỉ để học “cách thực hiện” như hầu hết các technician tin. Mà thực tế còn để xác thực rằng mình đang thực hiện đúng, đây là điều thực sự quan trọng. Học một động tác mới có thể mất hàng trăm lần lặp lại để thuần thục nhưng việc xác thực thực hiện đúng có thể chỉ cần 5 - 6 lần tập. Sau giai đoạn học ban đầu (sẽ không kéo dài quá một vài tuần), bạn nên chuyển sang các đợt luyện tập block-practice-nỗ-lực trong thời gian ngắn và chú ý tập trung quan sát, đánh giá, điều chỉnh, cảm nhận, ghi nhớ để đạt được kết quả tốt nhất. (Việc luyện tập nỗ lực hằng ngày chỉ dành cho người chơi chuyên nghiệp).
* Giai đoạn luyện tập block practice: Là giai đoạn để xác thực rằng bạn đã thực hiện đúng động tác và sau đó luyện tập động tác bằng cách lặp đi lặp lại một cách chậm, chi tiết cho tới khi thuần thục. Chỉ tập trung vào cơ thể và gậy, ngoài ra không chú ý đến vấn đề gì khác kể cả mục tiêu.
Nếu block practice là cần thiết, tại sao luyện tập nhiều hơn lại không tốt hơn? Theo một bài báo của Tiến sĩ Noa Kageyama trên blog Bulletproof Musician của ông về nghiên cứu giao thoa ngữ cảnh của Giáo sư Christine Carter, trường Âm nhạc Manhattan, việc thực hiện lặp đi lặp lại một thứ giống nhau không phù hợp với cách bộ não chúng ta hoạt động:
Có một chức năng sẵn có trong chúng ta đó là luôn chú ý đến sự thay đổi chứ không phải sự lặp lại. Chức năng này có thể quan sát thấy ở trẻ sơ sinh. Cho trẻ xem đi xem lại cùng một đồ vật, trẻ sẽ dần dần ngừng chú ý thông qua một quá trình gọi là “mờ ý thức”, vì nó đã dần dần quen với vật đó. Thay đổi đồ vật mới thì sự chú ý của trẻ trở lại như ban đầu. Người lớn cũng vậy. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ đã chứng minh rằng, sự kích hoạt não dần dần ít đi khi các kích thích được lặp lại. Thực tế là thông tin lặp lại không nhận được mức độ tập trung xử lý tương tự như thông tin mới.
Chúng ta bị thu hút vào việc thực hiện block practice một phần là do sự thiếu kiên nhẫn trong quá trình học tập và chúng ta muốn cảm thấy mình tiến bộ ngay lập tức. Chúng ta bị thu hút bởi block practice vì nó dễ thực hiện và khiến chúng ta cảm thấy thoải mái. Sau 20 lần lặp đi lặp lại, ai mà chẳng thực hiện một động tác tốt hơn hoặc thoải mái hơn. Theo Tiến sĩ Kageyama, “Chính cảm giác thoải mái và tiến bộ này đã củng cố sự tin tưởng của chúng ta với block practice. Tuy nhiên, vấn đề của việc luyện tập kiểu này là các kết quả tích cực mà chúng đạt được ở sân tập hôm nay hoàn toàn không dẫn bạn đến được mục tiêu dài hạn tốt nhất.
Block practice tạo ra cho chúng ta cảm giác sai về năng lực và sự tự tin, là hai điều nhanh chóng biến mất khi chúng ta đối mặt với thực tế trên sân thật. Hơn nữa, niềm tin sẽ đạt được sự hoàn hảo về kỹ thuật của technician đã được khoa học chứng minh là vô ích, vì bộ não của chúng ta bẩm sinh được thiết kế cho khả năng thích ứng chứ không phải tính nhất quán. Theo nghiên cứu được thực hiện dựa trên hệ thần kinh cảm giác vận động và kiểm soát chuyển động của Tiến sĩ Krishna Shenoy, Tiến sĩ Mark Churchland và Tiến sĩ Afsheen Afshar, Đại học Stanford, có thể nói dí dỏm như sau:
Bộ não không cho phép chúng ta mã hóa suing một cách hoàn hảo để biến nó thành của mình, vì thế nó phải lặp đi lặp lại việc mã hoá hết lần này đến lần khác. Nên tất cả chúng ta đều phải chịu một mức độ suing không nhất quán. Nó giống như mỗi lần bộ não cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách thực hiện theo kế hoạch đã dự định, nhưng “lâm trận” nó lại thực hiện theo cách khác. Luyện tập và đào tạo có thể giúp não bộ giải quyết vấn đề dễ dàng hơn, nhưng con người và các loài linh trưởng khác đơn giản là không có tính nhất quán như máy móc. Mặc định chúng ta dường như là những người ứng biến theo tình hình thực tế.
Một trong những điều tuyệt vời trong chơi golf là không có hai cú đánh nào giống nhau. Khả năng thích ứng, sự tự tin và khả năng phán đoán có giá trị cao nhất. Bạn sẽ có ít thời gian hơn để phát triển những kỹ năng cần thiết này nếu đang lãng phí thời gian cố gắng luyện tập hoàn hảo thứ “không thể hoàn hảo”. Một lần nữa, các tiến sĩ của
Stanford viết:
Hầu hết golfer, khi chơi dở họ nghĩ là do kỹ thuật swing và dành nhiều thời gian hơn để luyện tập. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy, những người chơi đang “đi đúng hướng” thực sự đang luyện tập ít hơn. Ai ai cũng có niềm tin là chúng ta có thể “xoi rãnh”, tạo nếp cho cú swing của mình đến mức nó cứ tự lặp đi lặp lại. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh rằng bộ não sẽ không bao giờ cho phép điều này xảy ra. Nếu chúng ta chấp nhận thực tế rằng cú swing sẽ luôn thay đổi theo từng ngày, thì việc luyện tập có thể theo cách tiếp cận mang tính tự ứng biến hơn. Thông điệp ở đây là: sự thay đổi trội hơn sự nhất quán.
Khoa học thể hiện rõ rằng, quan điểm của tôi về việc lạm dụng block practice sẽ mang lại lợi ích giảm dần là đúng. Vậy tại sao vẫn lại làm điều đó? Với tư cách vừa là huấn luyện viên vừa là golfer, tôi biết rằng cuộc sống của một golfer cũng là một món ăn tuyệt vời cho sự thử nghiệm “feel so với real” đang diễn ra, đó là một trong những lý do tại sao chơi golf vừa là trò chơi hay nhất vừa là trò khó nhất. Thông thường, khi bạn bắt đầu chơi tệ đi, đó chỉ là do bạn không làm được những gì mà bạn nghĩ là mình đang làm. Nghĩa là theo cảm giác thì bạn cho rằng mình đã làm đúng, nhưng động tác thực tế thì chưa đúng như bạn dự định. Chắc chắn, bạn có thể xác định và viết ra được những nguyên tắc cơ bản mà bạn tin tưởng (ngực hướng vào trước quả bóng, gậy di chuyển trong mặt phẳng swing, mũi gậy chỉa lên trời...), nhưng bạn có thực sự thực hiện đúng chúng không? Bạn không thể trả lời có hoặc không. Một số lượng hợp lý các lần lặp lại hoàn hảo, trong một lần luyện tập block practice hằng ngày được thiết kế tốt, sẽ cung cấp sự chứng thực bạn cần và giúp bạn đi đúng hướng. Khi bạn thực hiện liên tục, dần dần việc này sẽ tạo cho bạn sự tự tin và khả năng làm chủ. Như tôi vẫn thường nói với các học viên của mình, “Luyện tập một chút block practice được thiết kế tốt mỗi ngày sẽ giúp “bác sĩ swing” tránh xa bạn.”
'Feel so với real: Cảm giác (feel) về một động tác có thể khác hoàn toàn so với thực tế (real) động tác đang xảy ra.