Sân golf và các thông tin cơ bản bạn cần nắm

ADIGOLF DÙNG THỬ 7 NGÀY
Sân golf và các thông tin cơ bản bạn cần nắm
Ngày đăng: 6 tháng trước

    SÂN GOLF VÀ CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN

    Sân golf là khái niệm dùng để chỉ nơi dành cho tập luyện, thi đấu môn thể thao được mệnh danh “quý tộc” – Golf. Mỗi sân golf đều sở hữu thiết kế và tính năng khác nhau. Hãy cùng AdiGolf  khám phá sân golf và cập nhật các kiến thức cơ bản nhất về sân golf nhé

    1. Sân golf và cấu trúc

    Sân golf (Golf course) là một phần sân lớn, có địa hình đa dạng và nhiều độ khó khác nhau nhằm tạo ra sự trải nghiệm đa dạng cho golfer.

    Ba khu vực cơ bản nhất của sân gồm tee-box, fairway và green.

    • Tee-box

    Tee-box hay Tee ground là một mặt phẳng hình vuông, là điểm xuất phát và thực hiện cú đánh đầu tiên của golfer ( được gọi là Tee Shot, Teeing hay Driver). Cú phát bóng được thực hiện bằng cách đặt bóng tại điểm chốt gọi là Tee và sử dụng loại gậy Driver hay bất kỳ loại gậy gỗ dài nào để đánh bóng vào Fairway và càng gần vùng Green càng tốt.

    • Fairway

    Fairway là vùng được kéo dài thẳng từ điểm phát bóng xuống gần với vùng Green. Đánh bóng vào phần Fairway là một trong những mục đích chính khi chơi. Thảm cỏ ở vùng fairway thường được cắt ngắn để khi bóng rơi xuống, từ đó người chơi sẽ dễ dàng thực hiện các cú đánh tiếp theo.

    • Green

    Vùng green là nơi chứa lỗ golf, vì thế đây luôn là vùng mục tiêu mà golfer hướng tới. Người chơi cần phải đưa bóng đến green và đưa bóng vào lỗ thì mới tính là hoàn thành một hố golf và được chuyển sang hố tiếp theo. Loại cỏ được sử dụng ở vùng Green có thể là cỏ Bermuda hoặc cỏ Bentgrass. Những vùng Green thường được thiết kế hơi có độ dốc và rất khô ráo chắc chắn.

    Ngoài 3 phần này, cấu trúc sân golf còn được tạo thành bởi nhóm các yếu tố sau:

    • Hole (lỗ golf): được bao quanh bởi vùng Green. Vị trí của Hole được đánh dấu bởi một cái cờ nhỏ. Cờ màu đỏ nghĩa là lỗ này nằm phía trước của vùng Green, Cờ màu trắng nghĩa là lỗ này ở giữa và xanh có nghĩa là lỗ này ở phía sau
    • Rough: những đường biên xung quanh vùng Fairways. Phần Rough thường thô hơn vì cỏ ở phần này dài hơn và không được mịn so với cỏ ở vùng Fairway hay vùng Green.
    • Golf Hazards: là những vật cản được đặt quanh sân golf, có thể là ao, hồ, những rạch nước hay sông hoặc cũng có thể là hố cát. Hazards thường được thiết kế xen kẽ với khu vực fairway và khu vực tiếp giáp green. Bẫy cát (bunker) được đánh dấu bằng cọc màu vàng và hồ nước được đánh dấu bằng cọc màu đỏ giúp golfer dễ dàng quan sát tính toán các bước đi tiếp theo.
    • OB out of bounds: khu vực ngoài lỗ golf.
    • Fringe/ Collar: những phần bao quanh vùng Green, cỏ mọc cao hơn một chút so với những vùng khác và nằm kéo dài theo các bụi rậm hoặc các dày cây
    • Trees: cây được trồng quanh sân golf để tạo cho trò chơi có nhiều độ khó khăn hơn.
    • Pin: Hố cờ là mục tiêu của mọi golf thủ, khi đưa bóng vào lỗ thì mới được xem như là kết thúc hố gôn đó.

    STT

    CHÚ THÍCH

    1

    Tee box

    2

    Water hazard

    3

    rough

    4

    OB out of bounds

    5

    bunker

    6

    Tree

    7

    Fairway

    8

    Putting green

    9

    pin

    10

    hole

     

     2. Thông số kỹ thuật sân golf

    • Kích thước sân golf

    Một sân golf tiêu chuẩn thông thường có 18 lỗ (1 vòng chơi) tuy nhiên vẫn có sân golf 9 lỗ (2 vòng chơi) và thậm chí là những sân golf 36 lỗ hay 72 lỗ.

    Sân golf 18 lỗ được xem là sân golf tiêu chuẩn, có diện tích trung bình khoảng 57 ha; các sân golf đô thị dao động từ 40-44 hecta, trong khi các sân golf nghỉ dưỡng có thể lên đến 68-76 ha

    • Với sân golf nam độ dài sẽ khoảng từ 6.500 đến hơn 7.000 Yard, đây là tổng khoảng cách từ điểm phát bóng đến lỗ golf của cả 18 lỗ.
    • Sân golf cho nữ sẽ ngắn hơn với sự dịch chuyển điểm phát bóng đến gần lỗ bóng hơn.

    Sân golf 18 lỗ có 3 loại lỗ tiêu chuẩn, bao gồm: Lỗ chuẩn par 3, lỗ chuẩn par 4 và lỗ chuẩn par 5.

    • Lỗ chuẩn par 3: cần độ dài tiêu chuẩn khoảng 229m
    • Lỗ chuẩn par 4: độ dài tiêu chuẩn từ 230 đến 430m.
    • Lỗ chuẩn par 5: là lỗ dài nhất, độ dài tiêu chuẩn ngắn nhất là 431m.

    Tại Việt Nam, quy mô các sân golf cũng tương tự so với sân golf theo tiêu chuẩn chung. Diện tích sân golf hiện nay dao động từ trên 100ha đến trên 350ha đối với sân nghỉ dưỡng; từ 5ha với sân trong khu đô thị. Đa phần là sân golf 18 lỗ, ngoài ra còn có sân 9 lỗ, 27 lỗ và 36 lỗ.

    • Kích thước lỗ golf

    Một lỗ golf thông thường có đường kính là 10.8cm và có độ sâu thấp nhất là 10cm. Các lỗ golf sẽ được thiết kế nằm theo vòng để người chơi có thể quay trở lại điểm xuất phát ban đầu sau khi chơi hết 1 vòng golf và không bị va trúng bóng của người chơi khác ở các lỗ khác.

    3. Những tiêu chí cần quan tâm khi lên sân golf

    Trước khi lên sân hay lựa chọn sân golf cho phù hợp, người chơi cần lưu ý những tiêu chí sau đây:

    • Chi phí lên sân

    Giá thuê sân hay mức phí lên sân cũng được đánh giá là mức chi phí không hề rẻ. Vì bộ môn này chủ yếu dành cho những cá nhân hay tổ chức có thu nhập cao. Giá vào sân thường phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản như đối tượng, loại sân, thời gian tham gia, độ tuổi người chơi và các dịch vụ khác

    Tại Việt Nam, phí lên sân một vòng dao động từ 50.000 – 900.000VNĐ (Với hội viên); 1.400.000 – 1.800.000VNĐ (Khách mời của hội viên); và cao nhất lên đến 2.300.000VNĐ (Khách vãng lai).

    Lưu ý: Phí sân golf ngày thường thường thấp hơn các ngày cuối tuần, ngày lễ. Ngoài ra, mức phí tee time từ sau 14h cũng tốt hơn so với các khung giờ khác vào cuối tuần.

    • Vị trí sân golf

    Vị trí sân là một yếu tố quan trọng khi lựa chọn. Vì đơn giản, một sân golf có vị trí tốt, phù hợp sẽ giúp việc chơi golf trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Sân golf ở gần trung tâm thành phố hay nơi mình sinh sống sẽ giúp tiết kiệm chi phí hoặc thời gian di chuyển.

    • Mức phí các dịch vụ khác

    Một sân golf đạt chuẩn sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách hàng từ dịch vụ hỗ trợ của caddies đến dịch phụ thuê trang phục, dụng cụ, huấn luyện viên golf. Đây cũng là những tiêu chí bắt buộc đối với một sân golf.

    Khi lên sân, golfer cần có thêm tiền tip cho Caddy golf (Khoảng từ 500.000 VNĐ/buổi) hoặc hơn nếu golfer hào phóng. Mức giá thuê xe điện từ 500.000 – 800.000VNĐ. Chi phí ăn uống từ 500.000VNĐ tùy các món ăn.

    Bên cạnh đó, trước khi khi lên sân, golfer cần tham gia các khóa học Adigolf để nắm vững được kiến thức, kỹ thuật golf cơ bản nhất. Tùy vào sân mà golfer lựa chọn sẽ có bảng phí học đánh golf trên sân phù hợp.

    Trên đây là những thông tin về sân golf mà một golfer cần phải biết. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các golfer hiểu thêm về các sân golf, lựa chọn cho mình một sân golf phù hợp nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, golfer hãy để liên hệ ngay đến Adigolf để được giải đáp nhanh chóng.

    ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU
    0
    Zalo
    Hotline